当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo góc AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
Trong đơn tố cáo, ông Đ. cho rằng, ông Nguyễn H.S đã làm trái quy định tại khoản 3 Điều 20 và khoản 2, khoản 3 Điều 22, quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT được ban hành tại Thông tư 02.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông S. còn bị tố lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để cản trở cán bộ thanh kiểm tra của Tổ giám sát thanh tra tại điểm thi trên.
Cụ thể, khoảng 15h ngày 25/6/2019, trong giờ thi môn Toán, ông Nguyễn H.S là trưởng điểm thi đã vào phòng thi tiếp xúc với một cán bộ coi thi có sự chứng kiến của cán bộ coi thi còn lại và cán bộ giám sát khu vực thi.
Trao đổi với Tiền Phong, ông N.K.Đ (người tố cáo) cho biết, ông là giảng viên một học viện tại Hà Nội. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 ông được Sở GD&ĐT Hà Nội huy động tham gia Tổ giám sát thanh tra lưu động với vai trò là thành viên.
"Thời điểm xảy ra sự việc, tôi chứng kiến ông S. vào phòng thi trao đổi với một cán bộ coi thi. Tuy nhiên, sau khi tôi báo cáo và đề nghị, sự việc này không được lập biên bản. Trong khi đó, tại điểm thi này còn có phòng trống không sử dụng nhưng niêm phong đã bị rách. Nghi ngờ có biểu hiện tiêu cực trong thi cử nên tôi quyết định gửi đơn tố cáo tới UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT để cơ quan chức năng làm rõ”, ông Đ. nói.
Cũng theo nguồn tin của Tiền Phong, Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tiếp nhận thông tin tố cáo trên, đồng thời lập biên bản tiếp nhận thông tin và đang trong quá trình xác minh.
Theo Nguyễn Hoàn (Tiền Phong)
" alt="Trưởng một điểm thi ở Hà Nội bị tố vi phạm quy chế"/>Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. |
Bà kể, năm 2023,Người thầy nhận giải Cuốn sách được bạn đọc yêu thíchdo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao tặng. Năm nay, tác phẩm tiếp tục được bạn đọc yêu mến nhiều hơn với hai giải thưởng, đó cũng là dấu ấn.
"Tôi nghĩ cuốn sách đã phần nào được lan tỏa, chạm đến tình cảm của mọi người", bà Ngọc nói.
Là độc giả đặc biệt của chồng, bà Ngọc cho biết Người thầy không chỉ viết về ông Ba Quốc - một anh hùng trong ngành tình báo mà còn kể lại cuộc đời và sự phấn đấu của tướng Vịnh trong công việc này. Tất nhiên, ngành tình báo có đặc thù riêng nên không thể nói hết trong tác phẩm.
"Đây là cuốn sách chồng tôi thai nghén từ rất lâu. Ông Ba Quốc là người dẫn dắt chồng tôi làm nghề và làm người. Ông là người cha thứ hai của anh Vịnh, có mối quan hệ thân thiết với gia đình tôi. Chính vì vậy, anh Vịnh viết sách để đền đáp công ơn của người thầy. Ban đầu tác phẩm được đặt khá nhiều tên, nhưng sau cùng Người thầyđược lựa chọn bởi anh Vịnh thấy nó hợp lý nhất", bà Ngọc chia sẻ.
Ấp ủ suốt 20 năm nhưng tướng Vịnh bắt tay vào viết cuối năm 2022, khi nghỉ hưu. Tháng 11/2023, xong bản thảo, ông gửi in sách.
"Chồng tôi rất yêu thích văn học, chịu khó và thích đọc sách từ nhỏ. Trước đây, gia đình anh ở 34 Lý Nam Đế, đối diện Thư viện Quân đội nên đó là địa điểm yêu thích, thường xuyên ghé thăm. Sau này khi đi học tại Nha Trang, anh cũng luôn xuống thư viện đọc sách mỗi ngày.
Chồng tôi tới thư viện nhiều đến nỗi người khác nghĩ anh tán tỉnh cô gái nào ở đó. Sau mỗi ngày, anh làm đầy tư liệu trong con người mình. Tôi thấy anh có cả một kho tàng văn học trong mình nên mọi thứ sẽ tuôn ra tự nhiên nhất nhưng vẫn có chiều sâu và sự chỉn chu, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng câu chữ", bà Ngọc cho hay.
Tác phẩm Người thầy được viết theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, về huyền thoại tình báo Quốc phòng Việt Nam, Thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Ảnh: Thanh Trần |
Thời điểm Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết cuốn sách cũng là lúc ông phát hiện bị bệnh, song ông vẫn sửa bản thảo khi nằm viện.
"Chồng tôi làm việc rất khoa học, phân định rất rõ ràng. Anh ấy viết nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi, xem ca nhạc, dành thời gian cho vợ con và các cháu.
Khi nằm viện, sáng uống thuốc xong chồng tôi lại ngồi vào bàn làm việc. Gia đình tôi mang cả máy in, mua mực, giấy phục vụ anh làm việc trong bệnh viện. Chúng tôi còn tôi thuê chỗ ở ngay cạnh viện để chữa bệnh cho anh", bà Ngọc tâm sự.
Theo bà Ngọc, tâm nguyện của chồng là hoàn thành cuốn sách trong thời gian chữa bệnh đã được như ý.
Nhân vật trung tâm trong Người thầylà ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức, một nhà tình báo xuất sắc hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên "chui sâu, leo cao" hoàn hảo; một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, quyết liệt và là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng vô cùng nhân văn, sâu sắc.
Với 500 trang khổ lớn, được bố cục thành 7 chương theo phong cách hiện đại, Người thầykhông chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc đối với ngành tình báo quốc phòng mà còn nói về sự mất mát, hy sinh thầm lặng của cá nhân ông và gia đình. Tác phẩm cũng đem đến cho bạn đọc câu chuyện cuộc đời, những điệp vụ, chiến công của một số nhân vật nổi tiếng, các nhà tình báo lỗi lạc cũng như người chỉ huy trực tiếp và đồng đội "vào sinh ra tử" của tác giả.
Dưới góc nhìn của tác giả, Thiếu tướng Đặng Trần Đức là một người sẵn sàng hy sinh vì đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, hết mình vì nhiệm vụ, nghiêm khắc về công việc nhưng cũng rất đời thường, quan tâm và sâu sát đối với thế hệ trẻ. Với tấm lòng kính trọng, cảm phục về người thầy của mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã truyền lửa cho đoàn viên, thanh niên về tình yêu, lý tưởng cách mạng của Thiếu tướng Đặng Trần Đức, về niềm tin đối với thế hệ trẻ của lớp người đi trước.
Tác giả cũng mong muốn Người thầy đến với bạn đọc nói chung, thế hệ trẻ nói riêng như một mảnh ghép rất nhỏ về quá khứ, qua đó hiểu rõ hơn về giá trị của hòa bình.
" alt="Vợ tướng Vịnh kể hậu trường viết 'Người thầy'"/>Trong cuốn sách này, từ việc tìm hiểu thái độ của các nền văn hóa đối với thiên nhiên, cách mà các tầng lớp xê dịch xưa đến với thiên nhiên, những rung động, xúc cảm của bản thân đối với thế giới thực vật đến côn trùng…, tác giả đưa ra một cái nhìn mới mẻ về cách chúng ta kết nối và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên cũng như cách chúng ta bồi đắp năng lực cảm thụ thiên nhiên và thay đổi cách tương tác với thế giới.
Qua hai nhân vật hư cấu là Tò Mò và Suy Ngẫm - đại diện cho những người trẻ ham học hỏi, có cá tính riêng và cùng yêu thiên nhiên - tác giả dẫn dắt chúng ta vào một cuộc hành trình độc đáo trải dài xuyên suốt trong cuốn sách.
Đó là hành trình theo không gian: từ rừng xuống biển, từ những cảnh quan trác tuyệt cho đến những cảnh sắc bình thường như đầm lầy, bãi cỏ, cánh đồng hoang, từ lúc đẹp trời đến cả lúc xấu trời, từ ngày mưa đến ngày nắng…
Đó còn là hành trình theo chiều lịch đại, đi dọc lịch sử của những cách thức đến với thiên nhiên trong quá khứ, từ hàng nghìn năm trước đến nay, trong mối tương quan với quan điểm thẩm mĩ, bối cảnh xã hội và tư tưởng các thời đại khác nhau để lần ra gốc tích những quan niệm cái đẹp mà ngày nay người ta xem là hiển nhiên.
Trong cuốn sách, tác giả Đặng Hoàng Giang cho biết, cách đây gần 100 năm, nhà bảo tồn thiên nhiên người Mỹ John Muir đã gọi xu hướng “lang thang trong những vùng hoang dã” như là dấu hiệu “đầy hy vọng của thời đại”. “Hàng nghìn con người mệt mỏi, căng thẳng, sống quá mức tiện nghi đang bắt đầu nhận ra rằng lên núi là trở về nhà; rằng sự hoang dã là một nhu cầu thiết yếu; và rằng những khu rừng và khu bảo tồn trên núi không chỉ hữu ích như những nguồn cung cấp gỗ và sông để tưới tiêu, mà còn là nguồn sống”.
Trước đó, Henry David Thoreau cất lời kêu gọi trở về với thiên nhiên, lời kêu gọi mà nhiều triết gia, nhà nhân học, nhà mỹ học về thiên nhiên thế kỷ 20 đã tiếp bước và đào sâu từ các góc tiếp cận của mình…
Tuy nhiên, xu hướng về với thiên nhiên ngày nay có nhiều thay đổi. Hiện tượng du lịch đại chúng, xuất hiện cùng sự phát triển của nhiếp ảnh và mạng xã hội đã ảnh hưởng không ít đến việc cảm thụ thiên nhiên của chúng ta. Tác giả đặt ra câu hỏi: Chúng ta đến với thiên nhiên hay đi shopping thắng cảnh?, Chúng ta ngắm thiên nhiên hay ngắm chính chúng ta?...
Tác giả cũng cho biết, thiên nhiên tự thân đã bị biến đổi thành một thứ hàng hóa mà con người tiêu thụ thông qua hình ảnh và các trải nghiệm bề mặt. Những đỉnh núi, bãi biển hay thảo nguyên trở thành phông nền phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách, thay vì được nhìn nhận bởi tự thân chúng.
Từ những gì đôi bạn trẻ: Tò Mò và Suy Ngẫm đã chia sẻ với nhau, tác giả cho biết, gu thẩm mỹ của chúng ta, thái độ của chúng ta và cách ứng xử của chúng ta với thiên nhiên phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống văn hóa và hệ giá trị đi kèm.
Tác giả Đặng Hoàng Giang. Ảnh: O.P. |
Tuy nhiên, theo tác giả thiên nhiên đẹp như nó vốn có, và nó không phụ thuộc vào các quy chuẩn mà con người áp đặt. Mặt khác, thị hiếu, quan điểm của chúng ta về đẹp và xấu trong tự nhiên ngày không đơn giản là những thứ tùy gu, thuộc sở thích cá nhân mà tác động trực tiếp đến cách ta kiến tạo thế giới.
Cuốn sách mở ra những con đường mới để mỗi người có thể phát triển khả năng rung động và kết nối sâu sắc với mọi hình thái của thiên nhiên, thay vì chỉ với những phong cảnh hợp Instagram.
Hành trình của Tò Mò và Suy Ngẫm cũng giúp ta đi xuyên qua vẻ bề ngoài để cảm nhận được vẻ đẹp của sự phong phú, phức tạp và bí ẩn của âm thanh và mùi vị; của chuồn chuồn, nhện và bướm di cư; của đầm lầy, hoa tàn và lúc xấu trời - những điều mà trước kia ta coi là bình thường, thậm chí tầm thường, xấu xí.
Theo tác giả, năng lực cảm thụ những vẻ đẹp khác nhau, khó cảm nhận của thiên nhiên cần được bồi đắp, khơi gợi, thậm chí đào tạo. Điều này có ý nghĩa xã hội to lớn và quan trọng hơn mọi khẩu hiệu kêu gọi bảo tồn, bởi có lẽ ta chỉ tâm huyết để gìn giữ và bảo vệ những điều mà vẻ đẹp của nó khiến ta rung động.
Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thườngchứa đựng nhiều quan điểm triết học, mỹ học, thế giới sinh vật… nhưng được truyền tải một cách khéo léo, dễ tiếp cận qua những cuộc đối thoại, trò chuyện đời thường giữa cặp nhân vật Tò Mò và Suy Ngẫm.
Qua đó, tác giả khơi gợi ở bạn đọc cách cảm nhận đúng về vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên đẹp như nó vốn có, không phụ thuộc vào các quy chuẩn đẹp mà chúng ta áp cho con người và khi đã yêu thiên nhiên, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ biết cách bảo vệ thiên nhiên.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên?"/>Vì sao chúng ta cần thay đổi cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên?
Đó là ý kiến của ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục tỉnh Tiền Giang nêu ra tại hội thảo góp dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sáng 14/4.
Theo ông Khanh, dự thảo chương trình tổng thể chỉ nêu mục tiêu, yêu cầu sử dụng thành thạo tiếng Việt của học sinh song chưa nhấn mạnh, làm rõ việc nói, đọc đúng tiếng Việt của học sinh trong năng lực sử dụng tiếng Việt.
"Việc ghi như vậy thì việc đọc đúng tiếng Việt có thể sẽ bị bỏ qua trong biên soạn chương trình chi tiết môn học tiếng Việt của các cấp học và lớp học khi cụ thể hóa" - ông Khanh nói.
Ông Khanh cho rằng, đọc và nói đúng tiếng Việt và kỹ năng căn bản của môn tiếng Việt nhất là trong tình hình đổi mới giáo dục theo Nghị quyết 29 của TƯ hiện nay. Do đó, ngành giáo dục phải dạy học sinh nói đúng, viết đúng tiếng mẹ đẻ, giáo dục học sinh yêu tiếng nói của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Học sinh cả ba miền đều hát sai câu đầu tiên của Quốc ca. Ảnh minh họa. |
Thực trạng hiện nay học sinh cả 3 miền đều không nói, đọc và hát đúng các âm tiết câu đầu tiên của quốc gia Việt Nam (số đông học sinh).
Học sinh vùng Hà Nội, Hà Tây hát: Đoàn quân Việt Lam đi, chung nòng kíu kuốc.
Học sinh vùng Quảng Nam, Đà Nẵng hát: Đoèn quên Việt Nem đi…
Học sinh vùng Sài Gòn, Gia Định hát: Đòn quân Diệt Nam đi…
Các em học sinh phía Bắc thường đọc, nói sai các phụ âm đầu, học sinh miền Trung thường đọc, nói sai âm chính, học sinh phía Nam thường đọc, nói sai các phụ âm cuối và hiện nay nhiều phụ âm đầu cũng bị nói, đọc sai.
Do vậy, theo ông Khanh, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nên chú trọng vấn đề này.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Ngọc Phú, Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, học sinh Việt Nam hiện nay nói ngọng quá nhiều. Cứ như vậy thì sau này tiếng Việt sẽ bị méo mó.
Vì vây, ông Phú cho rằng, cần phải ghi rõ ngoài sử dụng thành thạo học sinh cần phải sử dụng tiếng Việt đúng ngữ âm chuẩn, không ngọng.
Lê Văn
" alt="Học sinh 3 miền đều hát sai Quốc ca"/>Trường nghèo, không may hoặc thuê được đồ “cử nhân” cho các em khối lớp 5 mặc trong ngày lễ ra trường nhưng trên khuôn mặt những đứa nhỏ bừng lên niềm vui như ngày hội. Buổi lễ bỗng chùng lại khi thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Bình yêu cầu toàn trường chỉnh đốn trang phục dành một phút mặc niệm ba học sinh của trường, ba anh em ruột trong một nhà mãi mãi không được đến trường nữa do vừa bị chết đuối chỉ cách nay 10 ngày. Đâu đó nước mắt rơi; tiếng thút thít khóc của học sinh lan dần qua các khối lớp đang xếp hàng, thầy cô giáo đứng bên trên cũng khóc.
Hơn 10 ngày trước, chiều 17-5, ba học sinh Lâm Văn Quang (lớp 4), Lâm Thị Huyền (lớp 3) và Lâm Văn Huy (lớp 1) thiệt mạng dưới hồ nước sau nhà. Đường đến nhà ba người bạn xấu số khá xa nhưng học sinh toàn trường vẫn ùn ùn kéo tới sau khi các em góp chút ít chia sẻ với gia đình bạn, em thì góp 2.000 đồng, có em 5.000 hoặc 10.000 đồng.
Cái chết đau đớn của ba đứa trẻ học trò cũng khiến cả ban giám hiệu và thầy cô giáo tất bật hơn sau khi bài viết đăng tải trên báo Pháp luật TP.HCMđược nhiều người đồng cảm, chia sẻ. Thầy Nguyễn Văn Bình cho biết cả trường không thể nào ngờ được vì chỉ sau vài ngày báo đăng, nhà trường đã nhận được hơn 230 triệu đồng trao hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình các em. “Đây là số tiền quá lớn đối với một ngôi trường nghèo, số tiền nhiều nhất từ trước tới nay mà nhà trường được nhận” - thầy Bình tâm sự.
Theo quy định đánh giá học sinh tiểu học thì phải thi cuối học kỳ II mới được đánh giá, xếp loại.
Theo lịch chỉ còn vài ngày nữa các em sẽ được thi nhưng cả ba em đã mãi mãi rời bỏ cõi đời.
Để xoa dịu nỗi đau quá lớn của gia đình, nhà trường đã quyết định “xé rào” và yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm đánh giá toàn diện quá trình cả năm học.
Trưa 30/5, ban giám hiệu nhà trường đã đến nhà ông nội của ba học sinh xấu số, nơi đặt di ảnh của ba em công bố kết quả học tập của từng em và trao giấy khen cho gia đình.
Cả ba em đều được “lên lớp”, trong đó Huy xếp hạng trung bình, Huyền xếp hạng học sinh tiên tiến và Quang đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Gia đình đã nghẹn ngào khi được nhận giấy khen cho thành tích học tập của các con dù mâm cơm gia đình cả chục ngày nay đã xa rồi không còn tiếng cười giỡn giòn tan của mấy đứa trẻ.
TheoPhương Nam (Pháp luật TP.HCM)
" alt="Quyết định 'xé rào' nhân văn của một trường tiểu học"/>Các em học sinh đến tham gia chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi" sáng 21/4. Ảnh: Đức Huy.
Trong buổi Khai mạc chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi" hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ngày 21/4, đại diện UBND quận Hoàn Kiếm đã tổng kết những dấu ấn nổi bật trong thời quan vừa qua của Phố sách Hà Nội.
Tiêu biểu là kết quả hoạt động của chuỗi sự kiện "Phố sách cuối tuần". Nhờ sự sát sao của ban lãnh đạo Quận Hoàn Kiếm cũng như sự đóng góp của các nhà xuất bản, công ty sách, Phố sách Hà Nội như được đánh thức những tiềm năng mới, trở thành một không gian văn hóa độc đáo.
Từ đầu năm 2023, sau đợt tu sửa lớn trước đó, Ban Điều hành Phố sách đã tổ chức nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, người dân và độc giả.
Ba tháng gần đây, Phố sách Hà Nội đã tổ chức 61 sự kiện, thu hút hơn 80.000 lượt người tham gia. Các sự kiện được tổ chức trong các dịp lễ Tết, sự kiện tương tác sách thiết thực, phù hợp sở thích của trẻ em, giới trẻ nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu khai mạc chuỗi sự kiện "Sách cho bạn, cho tôi". Ảnh:Việt Linh. |
Đặc biệt là việc tổ chức chuỗi sự kiện “Phố sách cuối tuần” được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần đã thu hút được hàng nghìn độc giả, trẻ em đến với phố sách, tiếp cận được với sách, được nghe, hướng dẫn cách đọc sách, chọn sách, tạo thói quen đọc sách mỗi ngày.
Ban điều hành Phố sách đã kêu gọi xã hội hóa trang trí Phố sách theo chủ đề từng tháng, tạo các điểm check in, tổ chức các sự kiện, hoạt động thiết thực để thu hút người dân, độc giả đến với Phố sách. Những điểm đọc sách miễn phí, hoạt động ký tặng sách, tọa đàm qua những câu chuyện kể của tác giả được tổ chức bài bản. Các hoạt động bên lề như vẽ tranh theo sách, kể chuyện sách thu hút hàng nghìn lượt tham gia của học sinh trên địa bàn thành phố.
"Có được kết quả trên, trong quá trình hoạt động, Phố sách Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các lãnh đạo Thành phố và sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành Thành phố, sự chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm. Ban Điều hành Phố sách đã khắc phục những tồn tại, khó khăn, nỗ lực xây dựng Phố Sách Hà Nội ngày càng phát triển, đạt được nhiều kết quả nổi bật", Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long phát biểu trong lễ khai mạc.
Chia sẻ với Zingnews, bà Nguyễn Thị Nguyệt (Giám đốc Nhà sách Phương Nam chi nhánh Hà Nội) đánh giá Phố sách Hà Nội thời gian gần đây đã có sự thay đổi lớn về diện mạo. Lượng khách đến đông hơn. Nơi đây không chỉ hấp dẫn như một điểm check-in, chụp ảnh dành cho giới trẻ như hồi trước nữa mà nó đã thực sự trở thành một điểm đến cho người muốn tìm kiếm và mua sách.
"Phương Nam cảm thấy tự hào khi đồng hành và chung tay góp phần phát triển phố sách. Đơn vị đã tham gia tổ chức các sự kiện kêu gọi bạn đọc đến với Phố sách trong những ngày đầu năm mới, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Phố sách đã trở thành một không gian sôi động đầy màu sắc và thúc đẩy văn hóa đọc của người dân", bà Nguyệt cho biết.
Từ ngày 21/4 đến ngày 4/5, chuỗi sự kiện chào mừng ngày Sách Việt Nam với chủ đề "Sách cho bạn, cho tôi" chính thức được bắt đầu. Tham gia vào chương trình này có nhiều đơn vị đồng hành như nhà sách Phương Nam, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, thư viện cộng đồng D Free Book...
Theo Ban Quản lý Phố sách Hà Nội, cùng các hoạt động giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách, những hoạt động văn hóa, giải trí được đưa vào Phố sách đều đã được chọn lọc, sao cho có thể góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của du khách khi đến với Phố sách. Chuỗi sự kiện được kỳ vọng khơi gợi cảm hứng của người dân tìm hiểu sâu hơn nữa về những giá trị văn hóa của đất nước thông qua sách.
Các bạn trẻ đến mua sách tại các gian hàng ngoài trời của phố sách. |
Nhân dịp này, tủ sách cộng đồng "Con tàu tri thức" của phố sách 19/12 cũng được cập nhật thêm nhiều đầu sách. Các trường học, tổ chức xã hội đã trao tặng thêm hàng trăm đầu sách mới phù hợp với đa dạng lứa tuổi.
"Trong những ngày gần đây, chúng mình có tham gia cùng phố sách rất nhiều hoạt động mới hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lượng khách đông lên đáng kể. Không khí khác hẳn so với năm trước đó", Hoàng Mai, đại diện cửa hàng sách Đinh Tị tại phố sách 19/12, chia sẻ.
Sau 6 năm hoạt động, Phố sách Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất xuống cấp, cơ chế quản lý bất cập... Nơi đây vẫn từng bước trở thành một không gian văn hóa, sinh hoạt thu hút sự quan tâm của công chúng nói chung và cộng đồng yêu sách nói riêng. Chứng kiến sự phát triển của Phố sách, đặc biệt là những bước đổi mới trong đầu năm 2023, nhiều người dân thủ đô hy vọng rằng không gian này sẽ tiếp tục có nhiều chương trình hấp dẫn hơn.
Thư viện số cộng đồng đầu tiên của cả nước ở Quảng NamThư viện số cộng đồng Tam Kỳ (Quảng Nam) được trang bị hệ thống thiết bị, máy tính hiện đại, kết nối đến hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế, hệ thống sách điện tử. " alt="Phố sách Hà Nội thu hút 80 nghìn lượt tham gia ba tháng đầu năm 2023"/>Phố sách Hà Nội thu hút 80 nghìn lượt tham gia ba tháng đầu năm 2023 国际新闻全网热点 |